Lịch tiêm phòng cho chó đúng thời gian sẽ giúp ích đến hệ miễn dịch của cún. Qua đó ngăn chặn được sự xâm nhập của các loại sinh vật gây bệnh nguy hiểm ở Pet.

Vậy để nắm rõ hơn về lịch tiêm phòng cho chó và trường hợp không được tiêm bạn hãy cùng Beatpet theo dõi bài viết này.

Lịch tiêm phòng cho chó bạn cần nắm

Tiêm phòng cho chó là cách hiệu quả để cún chống được bệnh dịch và phát triển sinh sản bình thường. Sau đây là lịch tiêm phòng cho chó con bạn cần nắm rõ:

lịch tiêm phòng cho chó 1
Bạn cần nắm rõ lịch tiêm phòng cho chó để bảo đảm thực hiện đúng quy trình
Lịch Chi tiết

✔️ Lịch tiêm phòng cho chó 6 – 8 tuần tuổi

Mũi tiêm đầu tiên chó con cần được tiêm sau khi dứt sữa mẹ. Cụ thể:

  • Carre virus: Bệnh lây truyền qua việc chó con tiếp xúc chất bài tiết của chính mình. Thậm chí qua đường gián tiếp như đồ chơi, đồ dùng, bát thức ăn đã nhiễm mầm bệnh. Vậy nên cần tiêm phòng sớm để bảo đảm an toàn.
  • Bệnh Parvovirus lây lan qua phân, thức ăn, nước uống hay đồ dùng đã bị nhiễm. Bệnh chưa có thuốc đặc trị và là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao ở chó con. Nên tiêm phòng để tránh gặp bệnh nguy hiểm này.
  • Viêm gan truyền nhiễm ở chó qua thức ăn bị từ phân, nước tiểu, nước dãi. Pet mắc bệnh đã trị khỏi vẫn có thể tái phát, thậm chí còn tử vong. Nên việc tiêm phòng cho chó cực kỳ quan trọng.
  • Ho cũi chó là bệnh về hô hấp phổ biến nhất là lúc chuyển mùa, gió lạnh, độ ẩm cao.
  • Phối cúm khiến chó mất năng lượng, bỏ ăn, ăn ít. Nếu bị trong thời gian dài dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể cún.

Đây là mũi chích ngừa giúp chó của bạn phòng được 5 bệnh kể trên.

Xem thêm: Vacxin 5 bệnh cho chó gồm bệnh là gì? Giá bao nhiêu?

✔️ Tiêm phòng cho chó 10 – 12 tuần tuổi

Không nên cho chó con tiêm mũi 2 sớm hơn 3 tuần, muộn quá 4 tuần từ khi tiêm mũi 1. 

Mũi này sẽ giúp cho phòng ngừa được 7 bệnh gồm 5 bệnh kể trên và 2 bệnh:

  • Bệnh Lepto nguy hiểm của chó, xuất phát từ vi khuẩn hình xoắn lò xo. Bệnh xoắn móc câu có tỷ lệ gây chết cao và lây sang người nếu không được tiêm phòng.
  • Bệnh Corona là về đường ruột dễ bị lây ở chó. Bệnh này nhẹ và dễ điều trị nhưng nếu xảy ra cùng virus gây bệnh Parvovirus gây tử vong.

Xem thêm: Vacxin 7 bệnh cho chó gồm bệnh gì? Loại nào tốt?

✔️ Tiêm phòng cho chó 14 – 16 tuần tuổi

Bạn không nên cho chó tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 2. Mũi này phòng tránh được 7 bệnh như mũi 2.

Sau 3 mũi này bạn cần nhớ lịch tiêm phòng cho chó con để đưa cún cưng tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh trong 1 năm. 

Tốt hơn hết bạn hãy đưa chó đi tiêm theo lịch mũi 7 bệnh trong khoảng 2 năm.

✔️ Tiêm phòng dại khi chó 13 tháng

Bạn cần chú ý tiêm phòng dại cho chó không liên quan gì đến các mũi ở trên. Người nuôi Pet cần cho chó đi tiêm nhắc lại mũi tiêm phòng dại định kỳ hàng năm trong vòng 2 năm.

 

 

Giải đáp thắc mắc chó con bao nhiêu ngày thì tiêm phòng?

Chó con bao nhiêu ngày thì tiêm phòng là câu hỏi nhận được quan tâm khi muốn tiêm cho Pet. Trước hết bạn cần xác định cún đang ở bao nhiêu tuổi. Trường hợp bạn không có thông tin hãy đoán qua tuổi của răng chó.

lịch tiêm phòng cho chó 2
Thời gian thích hợp để tiêm phòng cho chó mũi đầu là 7 – 8 ngày sau khi sinh, mũi 2 cách 4 tuần

Sau đó bảo đảm chó luôn có sức khỏe tốt, ăn uống bình thường. Đồng thời đã trải qua lịch tiêm phòng và tẩy giun cho chó con đúng thời gian và không điều trị bệnh nào.

Thời gian tiêm phòng tùy thuộc vào giống chó và nhà cung cấp vacxin. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu là 7 – 8 ngày sau khi sinh, mũi 2 cách 4 tuần. Tuy nhiên bạn cần chú ý sau khi tiêm phòng bệnh cho chó không tắm khoảng 3 ngày đầu.

Trường hợp không được tiêm phòng cho cún cưng

Không phải loại Pet nào cũng nên tiêm phòng bệnh bởi còn tùy vào độ tuổi, sức khỏe bảo đảm không. Vấn đề này bạn cần chú ý đặc biệt để tránh trường hợp gây tử vong. Những trường hợp không được tiêm phòng cho chó như sau:

Chó đang mang thai và mới sinh

Những chú chó này tuyệt đối không được tiêm phòng. Với mũi tiêm 7 bệnh sẽ khiến chó bị sốc, chèn ép thai nhi ở trong bụng. Từ đó dẫn đến tình trạng chó xảy tai hoặc chết lưu.

lịch tiêm phòng cho chó 3
Chó đang mang thai và mới sinh tuyệt đối không được tiêm phòng có thể dẫn đến tình trạng sốc, chèn ép thai

Cún cưng mới sinh cũng là đối tượng không được tiêm phòng. Sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng cung cấp kháng thể.  Chưa hết cơ thể của cún cũng chưa ổn định, phát triển toàn diện nên tiêm phòng quá sớm sẽ bị sốc. 

Chó đang sau sinh nửa tháng

Cún của bạn sinh được nửa tháng cũng không nên cho đi tiêm phòng. Giai đoạn này con đang bú nếu tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa và khiến cơ thể mẹ đau, sốt.

Chó con sau khi uống sữa mẹ khi Pet được tiêm phòng cũng gây ra nhiều biến chứng. Cho nên tiêm phòng trong lúc này là sai lầm và không mang đến tác dụng. Cho nên nếu muốn cún tiêm phòng bạn cần hỏi ý kiến từ các bác sĩ thú y để được tư vấn.

Chó con bị bệnh không nên tiêm phòng

Nếu chó đang bị bệnh nhưng vẫn tiếp tục tiêm phòng sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn. Thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của Pet.

Nhiều người không biết nên đã dẫn thú cưng đi tiêm trong lúc bệnh. Từ đó làm bệnh phát tán nhanh chóng hơn.

Giá tiêm phòng cho chó con bao nhiêu tiền?

Tiêm phòng cho chó con bao nhiêu tiền – Giá tiêm phòng cho chó dao động từ 200 – 250 nghìn đồng cho 1 mũi 7 bệnh50 nghìn đồng cho 1 mũi tiêm phòng dại.

lịch tiêm phòng cho chó 4
Giá tiêm phòng cho chó con tùy vào thời gian cũng như sẽ có những thay đổi

Xem thêm: Giá tiêm phòng dại cho chó bao nhiêu hiện nay? Xem ngay!

Thế nhưng tùy vào thời gian và địa điểm sẽ có những thay đổi. Vậy nên bạn cần liên hệ đến đơn vị uy tín để theo dõi thông tin thường xuyên để biết được giá phù hợp.

Lưu ý quan trọng khi tiêm vacxin cho thú cưng

Khi tiêm vacxin cho thú cưng bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây để mang lại hiệu quả cao, cụ thể:

    • Nếu Pet đã trưởng thành và chưa được tiêm phòng trước đó cần tiêm ngay từ liều đầu tiên.
    • Trước khi tiêm phòng bạn cần tẩy giun cho chó trước 3 – 4 tuần, tránh tẩy giun và tiêm phòng cùng một lúc.
    • Nếu tình trạng sức khỏe của thú cưng không ổn bạn cần chờ đến khi khỏe lại mới tiêm.
    • Trước khi mua chó trưởng thành hoặc con bạn cần yêu cầu giấy chứng nhận đã tiêm phòng. Nếu chưa được tiêm người mua cần yêu cầu bên bán tiêm cho chó 2 mũi vacxin dại và phòng 7 bệnh trước khi đưa về nhà.
  • Mỗi năm trung tâm y tế huyện, xã tổ chức tiêm phòng định kỳ cho chó, mèo,… Bạn cần nắm rõ để tránh phải tiêm hoặc đến cơ sở thú ý để tiêm trực tiếp. Cách tiêm phòng cho chó con mới đẻ này sẽ mang lại hiệu quả và đúng theo lịch từ trước.

Việc tiêm phòng cho chó vừa bảo đảm sức khỏe lại còn an toàn cho chủ nuôi. Cho nên bạn cần chú ý tiêm phòng hàng năm cho Pet của mình.

Kết luận

Tiêm phòng cho chó là việc quan trọng, cần thiết bạn cần nắm rõ khi nuôi thú cưng. Nếu  thực hiện đúng theo lịch trình và định kỳ sẽ giúp cho phát triển, sinh sản một cách bình thường, khỏe mạnh.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết được lịch tiêm phòng cho chó và trường hợp không được tiêm. Ngoài ra, đừng quên theo dõi Beatpet ngay hôm nay để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác.

 

Xem thêm: Cách tiêm phòng cho chó con: Kiến thức cơ bản bạn cần biết

 

Xem thêm: Tiêm phòng cho chó ở đâu tốt? Một số lưu ý chủ nuôi cần nắm rõ

 

Xem thêm: Có nên tắm cho chó trước khi tiêm phòng không, xem ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay !