Biểu hiện chó bị dại có thể kể đến như: Thay đổi thái độ, kích động, điên cuồng,… Hơn nữa, khi cún cưng mắc bệnh dại có thể lây sang chủ hoặc vật nuôi chung khác.
Để tìm hiểu rõ hơn về biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh chó mắc bệnh dại. Bạn đừng vội lướt qua những thông tin hữu ích được Beatpet chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện chó bị dại có thể nhận biết như thế nào?
Bệnh dại ở chó chính là nỗi lo lắng của người yêu thích thú cưng trên toàn cầu. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được dấu hiệu cho thấy cún bị dại?
Biển hiện | Chi tiết |
✔️ Chó thay đổi thái độ |
Thông thường, cún cưng rất thích quấn quýt bên chân của chủ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy chó rụt rè hẳn đi, có thể bé đã mắc bệnh dại. Một số trường hợp chó trở nên hung hăng đột ngột.
Đi kèm với đó là tâm trạng bồn chồn, lo lắng khiến cún cưng chỉ muốn trốn vào góc tối. Cảm giác không an toàn sẽ làm chó kích động tru lên hoặc sủa từng hồi. Triệu chứng này có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng nếu bận rộng và không để ý thường xuyên đến cún cưng. Bệnh dại sẽ tăng dần cấp độ và dẫn đến những biểu hiện nặng hơn. |
✔️ Kích động, điên cuồng |
Bệnh dại ngày càng nghiêm trọng nên biểu hiện cũng rõ dần. Thông thường, mỗi khi nghe thấy chủ gọi, chó sẽ mừng rỡ chạy đến và quấn lấy chân chủ.
Tuy nhiên, sau khi mắc bệnh dại, cún cưng sẽ dần không thể tự kiểm soát hành vi. Thái độ cũng trở nên vồn vã, dù chỉ là một tiếng động nhỏ cũng làm chó bất an, sủa liên hồi. Cún sẽ càng kích động hơn khi gặp người lạ. Thậm chí là sủa và cắn người dữ dội hơn. Thời kỳ điên cuồng của bệnh dại cũng là nguyên nhân dẫn đến chó chán ăn, bỏ ăn. Tiếp theo là các triệu chứng khó nuốt, sốt cao, đồng tử giãn, đôi mắt đỏ ngầu. Chó bị dại giai đoạn này sẽ luôn trong trạng thái khát nước nhưng không thể tự chủ uống. Đi kèm là hiện tượng chảy nước dãi, sùi bọt mép, bồn chồn lo lắng, đi lại bâng quơ. |
✔️ Chó bị bệnh dại thời kỳ cuối ở thể điên cuồng |
Ở thời kỳ này, hàm dưới và lưỡi của chó đã bị liệt hoàn toàn. Khiến miệng của chó không thể khép lại, lưỡi thè ra và nước dãi chảy ngày càng nhiều.
Đồng thời, cún cưng cũng có xu hướng bị liệt chân sau, cơ hô hấp gây cản trở không khí lưu thông. Dẫn đến cún kiệt sức, không thể ăn uống và chết sau vài ngày. |
✔️ Trường hợp chó bị bệnh dại nhưng không có biểu hiện |
Chó bị dại không có biểu hiện còn được gọi là thể dại câm. Triệu chứng của bệnh này sẽ là ủ rũ, buồn bã, liệt cơ hàm và liệt nửa thân sau. Bên cạnh đó là hiện tượng chảy nước dãi, gầm gừ trong họng, lưỡi thè ra. |
Nguyên nhân khiến cún cưng mắc bệnh dại
Dù căn bệnh này phổ biến nhưng tại sao chó bị dại không phải ai cũng biết được. Hiểu được điều đó, chuyên trang đã tổng hợp nguyên nhân khiến cún cưng mắc bệnh dại như sau:
Nguyên nhân | Chi tiết |
✔️ Do virus bệnh dại | Nguyên nhân dẫn đến bệnh dại chính là virus dại – một loại virus gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.
Virus này thường ẩn sâu trong cơ thể của động vật máu nóng. Điển hình như: Chó, mèo, dơi, chồn,… |
✔️ Nguyên nhân trực tiếp | Bệnh dại ở cún cưng lây nhiễm khi chó của bạn bị cắn, bị thương bởi các loài động vật đang bị bệnh dại khác. |
✔️ Nguyên nhân gián tiếp | Cả người và chó đều có thể nhiễm virus dại thông qua các vết hở, vết thương cơ giới, vết thương chưa lành bị tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó bị dại. |
Cách phòng khi chó bị bệnh dại
Khi xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh dại, 100% người bệnh sẽ tử vong. Theo thống kê, 40% dân số trên toàn cầu bị động vật nghi mắc bệnh dại cắn là trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này để có thể giảm tỷ lệ tử vong?
Cách phòng | Chi tiết |
✔️ Loại bỏ bệnh dại ở chó |
Đa số trường hợp bệnh dại xảy ra từ chó nhà. Vì thế, điều cơ bản và quan trọng nhất để đề phòng bệnh dại chính là tiêm vacxin ngừa bệnh dại cho thú cưng.
Đây cũng là chiến lược giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả rõ ràng để ngăn chặn bệnh dại ở người, đồng thời bảo vệ tốt vật nuôi. |
✔️ Nâng cao nhận thức cho mọi người về bệnh dại |
Nhiễm bệnh dại gây ra hàng chục nhìn ca tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở Châu Phi và Châu Á. Do đó, việc giáo dục cộng đồng, mỗi người để tiêm ngừa vacxin cho vật nuôi, tăng cường nhận thức về nguy hiểm của virus gây bệnh dại có thể hạn chế tỷ lệ tử vong.
Bên cạnh đó, mỗi gia đình nuôi thú cưng, đặc biệt là chó nhà phải tuân thủ pháp luật về việc phòng, tránh nguy cơ chó cắn người. Đồng thời cũng cần tìm hiểu và nắm vững kiến thức khi bị chó cắn,… |
✔️ Phòng tránh chó cắn |
Khi dắt chó ra đường, chủ nuôi cần xích và đeo rọ mõm cho cún cưng. Trường hợp gặp phải chó dữ, bạn không nên bỏ chạy sẽ đánh thức bản năng săn mồi của chúng.
Thay vào đó, hãy đứng yên, 2 tay để hai bên và nhìn lảng đi nơi khác, nhiều chú chó vì bị phớt lờ sẽ mất hứng thú. Trường hợp vật nuôi bắt đầu cắn chủ, bạn có thể tự bảo vệ bằng cách đánh hoặc đá vào cổ họng, gáy và mũi. Điều này sẽ khiến chó bị choáng, bạn sẽ có thời gian để chạy thoát. |
✔️ Tiêm chủng cho người |
Những người công tác ở một số lĩnh vực như: Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh dại, nhân viên kiểm soát dịch bệnh động vật, kiểm lâm động vật hoang dã, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm xử lý virus bệnh dại,… cần được tiêm vacxin phòng tránh phơi nhiễm.
Bên cạnh đó, những người thích đi du lịch, người dân sống ở vùng có dịch bệnh lưu hành cũng nên tiêm vacxin phòng tránh phơi nhiễm bệnh dại. Cuối cùng, khi trẻ em chơi với thú cưng, đặc biệt là khi bị thú cưng liếm, cắn,… phải được xử lý vết thương và tiêm vacxin phòng dại ngay. |
Trên đây là những thông tin chia sẻ nguyên nhân, biểu hiện chó bị dại cũng như cách phòng. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn đừng ngại liên hệ đến Beatpet để được hỗ trợ ngay hôm nay!
Xem thêm: {Tư vấn} Bị chó cắn kiêng ăn gì để vết thương mau lành?
Xem thêm: Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chó cắn hiệu quả nhất hiện nay