Bị chó cắn kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Theo đó, bạn nên tránh ăn loại thực phẩm dễ làm mưng mủ, gây sẹo lồi, chất kích thích,…

Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, bạn đừng vội bỏ qua thông tin Beatpet chia sẻ dưới đây. Qua đó nắm rõ lưu ý quan trọng và cách phòng ngừa bệnh dại tối ưu, đảm bảo sức khỏe. 

Bị chó cắn kiêng ăn gì để vết thương mau lành?

Nhiều người khi bị chó cắn thường có tâm lý hoang mang có cần ăn kiêng ăn gì hay không để vết thương mau chóng phục hồi. Theo các chuyên gia, khi bị chó cắn bạn hãy ăn như bình thường, không nên kiêng thức ăn gì.

bị chó cắn kiêng ăn gì 1
Khi bị chó cắn, bạn hãy tránh ăn các loại thực phẩm dễ làm vết thương mưng mủ, gây sẹo lồi,…

Bên cạnh đó còn phải bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng để cung cấp khoáng chất, vitamin,… cần thiết. Giúp tăng cường miễn dịch để cơ thể chống lại vi khuẩn có hại cho vết thương và góp phần hồi phục nhanh hơn.

Tuy nhiên, để giải tỏa tâm lý lo sợ khi bị chó cắn, bạn có thể tham khảo các ý kiến dưới đây để biết các loại thức ăn nên kiêng, cụ thể:

  • Tránh ăn thực phẩm dễ làm vết thương mưng mủ và gây sẹo lồi như: Thịt bò, rau muống, tôm, thịt gà,…
  • Khi bị chó cắn không nên sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, cà phê, thuốc lá,…

Ngoài ra, sau khi bị chó cắn, nếu ăn bất cứ loại thực phẩm nào và cảm thấy khó chịu, buồn nôn bạn hãy dừng ăn ngay lập tức. Đồng thời tìm đến cơ sở y tế gần nhất để tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nên xử lý như thế nào khi bị chó cắn?

Chó cắn đồ, đồ chơi, cắn dép,… là biểu hiện của hiện tượng ngứa răng ở chó phát triển. Tuy nhiên, khi cún cưng cắn người hoặc chính chủ nhân của mình, lúc này bạn nên xử lý như sau:

bị chó cắn kiêng ăn gì 2
Khi bị chó cắn, bạn hãy tìm đến vòi nước gần nhất để rửa sạch vết thương bằng xà phòng

Xem thêm: Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chó cắn hiệu quả nhất hiện nay

 

Các bước Xử lý khi bị chó cắn

Bước 1: Rửa sạch vết thương và khử trùng

Khi bị chó cắn, bạn hãy bình tĩnh rồi tìm đến vòi nước gần nhất để rửa sạch vết thương bên ngoài và vết máu. Điều này nhằm mục đích giảm thiểu virus bên ngoài vết thương cũng như các mầm mống nhiễm trùng khác tiềm ẩn trong vết chó cắn.

Khi rửa vết thương, bạn hãy sử dụng xà phòng và để vết thương dưới vòi nước chảy liên tục từ 10 – 15 phút.

Trường hợp nếu không có xà phòng, bạn hãy tạm để vết thương dưới vòi nước chảy. Tiếp theo dùng bông y tế, cồn hoặc oxy già, iodine, povidone để tiến hành sát trùng vết thương để loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại quanh vết thương. 

Lưu ý rằng, lúc khử trùng bạn hãy đổ cồn ra bông y tế rồi mới thấm nhẹ nhàng vào vết cắn, không nên chà xát mạnh.

Bước 2: Cầm máu và băng bó

Thông thường, khi sát trùng xong khoảng 10 phút sau máu sẽ ngưng kết lại. Tuy nhiên, nếu đã qua 15 phút nhưng thấy chỗ vết thương vẫn bị chảy máu bạn hãy dùng băng gạc y tế để cầm máu lại. 

Chỉ cần đặt miếng gạc lên vết thương rồi giữ cố định tại vị trí đó. Nếu đã dùng băng gạc để cầm máu nhưng vẫn bị chảy máu nhiều, bạn hãy dùng dây thun garo buộc quanh vết thương. Đồng thời nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được các chuyên gia xử lý kịp thời.

Bước 3: Tiêm phòng dại kịp thời

Sau khi thực hiện các bước trên, bạn hãy đến các cơ sở tiêm chủng tại địa phương để tiêm phòng dại. Lưu ý, bạn cũng nên theo dõi chú chó đã cắn mình để bác sĩ phối hợp tình trạng vết thường và đưa ra chỉ định phù hợp.

 

Những lưu ý quan trọng khi bị chó cắn

Bên cạnh việc nắm rõ cách xử lý khi bị chó dại cắn, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau:

bị chó cắn kiêng ăn gì 3
Khi bị chó cắn, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và tiêm chủng
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như: Nước ép, ớt bột, nhựa cây, chất kiềm,… vào vết thương.
  • Không nên tự ý khâu vết thương khiến virus xâm nhập dễ dàng hơn và vết thương trở nên nhiễm trùng.
  • Nếu vết cắn sâu và nhẹ ở các vùng: Mặt, cổ, đầu, bộ phận sinh dục,… bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và được tiêm chủng.
  • Nếu không thể theo dõi con vật sau khi bị chó cắn, bạn nên đi tiêm phòng ngay sau khi sơ cứu vết thương.

Ngoài ra, sau 15 ngày nếu thấy con chó cắn bạn bị phát dại, chết hãy đi tiêm phòng dại ngay lập tức. Trường hợp chó khỏe mạnh và bình thường, bạn không cần đi tiêm nữa.

Cách phòng ngừa bệnh dại tối ưu để đảm bảo cho sức khỏe

Để tránh phòng ngừa bệnh dại một cách tối ưu, đảm bảo tốt cho sức khỏe tất cả mọi người, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau:

bị chó cắn kiêng ăn gì 4
Khi dẫn chó ra đường, bạn hãy cho thú cưng đeo rọ mõm và dây xích

Xem thêm: Biểu hiện chó bị dại như thế nào? Nên phòng ngừa ra sao?

  • Nên chích ngừa bệnh dại định kỳ đối với chó nhà để phòng chống chó của bạn bị dại.
  • Luôn giữ vệ sinh cho thú cưng nhà bạn, dọn dẹp, lau chùi khu vực của chó trong nhà. Khi ra đường, hãy cho chó mang rọ mõm và đeo dây xích.
  • Không nên tự ý mua thuốc về chữa trị bệnh dại cho chó.
  • Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn luôn phải trông chừng.
  • Tuyên truyền cách tự vệ bản thân, không được đến gần động vật lạ, không nắm đuôi, chọc phá khi chó đang ngủ,… cho con, em mình.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ bên trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị chó cắn kiêng ăn gì. Đừng quên truy cập Beatpet mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!

Xem thêm: Bị chó cắn xước nhẹ ở tay gặp phải rủi ro nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay !