Cách làm chuồng chó tại nhà với sắt V, lưới B40, bằng thùng giấy…. dưới đây được hướng dẫn chi tiết. Beatpet sẽ giúp bạn sớm tạo ra “nhà mới” cho thú cưng dễ dàng, đơn giản.

Hãy cùng khám phá để biết cách tự làm chuồng chó đơn giản, không tốn kém. Qua đây, chúng ta còn có nhiều trải nghiệm đầy sảng khoái để quên hết mệt mỏi, căng thẳng nữa đấy.

Bật mí 3 cách làm chuồng chó thông minh ngay tại nhà

Việc thiết kế chuồng chó thông minh ngay tại nhà đang được khá nhiều người quan tâm. Nhờ thế, bạn có thể tận dụng triệt để nhiều vật liệu sẵn có. Đồng thời chúng ta còn tối ưu chi phí, tiết kiệm đáng kể tiền đầu tư.

Vì lẽ đó, hãy cùng khám phá các cách làm chuồng chó đơn giản ngay sau đây. Đừng quên để lại bình luận để Beatpet biết bạn thích phương án nào nhất cuối bài nhé!

Tự làm chuồng chó đơn giản với sắt V

Để làm chuồng chó với sắt V, bạn đừng quên chuẩn bị sắt loại tốt. Dòng này cần đảm bảo được xử lý bề mặt tốt. 

cách làm chuồng chó 1
Dùng sắt V làm chuồng chó đảm bảo cứng vững, an toàn

Điều kể trên đồng nghĩa với việc vật liệu tránh nguy cơ bị gỉ sét, ăn mòn, xỉn màu,… trước tác động của thời  tiết.

Song song với đó, sự có mặt của máy hàn, thước dây, sơn cũng rất quan trọng. Nhờ thế, sản phẩm đảm bảo đẹp mắt, kết cấu cứng vững như ý.

Cách làm chuồng chó bằng sắt V theo hướng dẫn sau sẽ giúp bạn sớm có thành phẩm đúng ý:

  • Bạn đo đạc để định hình kích thước chuồng chó đúng phù hợp với vật nuôi.
  • Dùng thanh sắt làm khung.
  • Sắp xếp các trụ chính của chuồng rồi hàn lại cố định với nhau.
  • Sơn trang trí giúp chuồng thêm bắt mắt.

Sắt V chịu lực tốt, chống gỉ sét hiệu quả. Đây cũng là phương án hay giúp bạn bảo vệ pet hiệu quả trong nhiều trường hợp.

Ngoài ra, thiết kế kể trên giúp bạn thuận tiện hơn khi dọn vệ sinh cho cún. Dòng này giúp chúng ta dễ lấy thức ăn thừa, cặn bẩn ra ngoài. Bằng cách này, chuồng chó sạch và thoáng, hạn chế nguy cơ gây bệnh hiệu quả. 

Cách làm chuồng chó bằng lưới B40

Làm chuồng chó bằng lưới B40 đảm bảo giúp vật nuôi có nơi ở chắc chắn. Cách này còn giúp bạn nhốt thú cưng khi cần hiệu quả hơn. 

cách làm chuồng chó 2
Bạn cũng nên dùng lưới B40 để thiết kế chuồng chó thông minh

Dạng lưới thoáng cũng giúp chó có nơi ở mát mẻ vào mùa hè. Trong khi đó, bạn chỉ cần che bạt lên khung chuồng vào mùa đông để giúp cún chuồng ấm áp như ý.

Lưới B40 có đặc điểm dễ uốn, chịu lực tốt và dẻo dai. Do đó, ngay cả khi em cún của bạn hay cắn đồ cũng không lo làm chuồng bị hư hỏng.

Cách làm chuồng chó bằng B40 khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau để hoàn thiện thành phẩm nhanh hơn:

  • Thanh sắt hoặc thép không gỉ loại chuẩn.
  • Dùng lưới B40 để bọc xung quanh với kích thước phù hợp.
  • Chuẩn bị đầy đủ máy cắt sắt, máy hàn, bản lề…
  • Dụng cụ đo đạc như thước dây hoặc các thiết bị tương tự.
  • Đồ bảo hộ bao gồm găng tay, kính chống chói.

Sau khi đã có đủ những dụng cụ kể trên, bạn đừng quên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Bước Chi tiết

✅       B1: Đo kích thước chuồng

  • Đầu tiên, bạn cần xác định kích thước chuồng chó chính xác.
  • Ngoài ra, chúng ta nên thiết kế chuồng cao hơn vật nuôi ít nhất 5cm(tính từ mũi chó đến hết đuôi).
  • Song song với đó, chiều rộng của chuồng cần lớn hơn 2.5cm so với chiều dài và chiều cao của em cún.
  • Cuối cùng, ở bước này bạn dùng thước đo đã chuẩn bị sẵn để chuẩn bị vật liệu.

✅       B2: Cắt 

  • Sau đó, bạn dùng kéo/kìm chuyên dụng để cắt thanh sắt, lưới B40 đúng theo kích thước chuẩn.
  • Chúng ta nên sắp xếp các phần của chuồng chó theo thứ tự.
  • Nhờ thế, việc ráp lại ở các bước tiếp theo thêm dễ dàng, tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.

✅       B3: Làm khung

  • Lúc này, bạn dùng thanh sắt làm khung đáy. Chúng ta xếp phần này lên mặt phẳng.
  • Sau đó, chúng ta dùng máy hàn để cố định bốn góc của chuồng.
  • Bạn hàn liền các cạnh để cố định khung chuồng chắc chắn hơn.

✅       B4: Làm chân chuồng 

  • Ở bước này, bạn dùng 4 thanh sắt cao.
  • Mỗi thanh có chiều dài từ 5cm -7cm.
  • Sau đó chúng ta hàn vào khung đáy làm chân chuồng.

✅       B5: Làm cạnh chuồng 

  • Chúng ta dùng 4 thanh trụ hàn với khung của chuồng.
  • Bằng cách này, bạn đã tạo thành các cạnh của chuồng chó thành công.

✅       B6: Làm khung trên

  • Bạn dùng 4 thanh sắt để hàn khung trên của chuồng chó.
  • Lúc này, sản phẩm đã sắp thành hình. Bạn lưu ý các điểm hàn nên cẩn trọng để đảm bảo sự chắc chắn.

✅       B7: Hàn lưới B40

  • Bạn dùng máy bắt vít để vít lưới B40 vào các thanh trụ của chuồng.
  • Chúng ta cũng có thể dùng máy hàn để thực hiện thao tác này.

✅       B8: Hàn chuồng 

  • Bạn lấy 4 thanh sắt để làm thành khung cửa.
  • Chúng ta chuẩn bị bản lề rồi dùng máy khoan hoặc bắt vít để cố định phần này. 

✅       B9: Làm mái

  • Ở bước này, chúng ta làm mái cho chuồng chó.
  • Bạn có thể dùng mái tôn để che mưa che nắng cho vật nuôi tốt hơn.
  • Hãy dùng máy hàn và cố định mái cho chuồng tốt hơn.

 

Làm chuồng cho chó với thùng giấy

Bạn cũng nên thử thiết kế chuồng chó bằng giấy. Chúng ta chỉ cần bìa Carton, dao rọc giấy, bút chì, thước kẻ,… trong trường hợp.

cách làm chuồng chó 3
Dùng thùng giấy làm chuồng chó rất hợp với vật nuôi còn nhỏ

Hãy cùng Beatpet thực hiện theo những hướng dẫn sau:

  • Bạn vẽ phác thảo hình chữ nhật to để tạo cửa cho vật nuôi đi lại.
  • Vẽ thêm một hình chữ nhật nhỏ hơn để làm cửa sổ cho cún có nơi sống nhiều ánh sáng.
  • Dùng dao rọc giấy để khoét hai hình chữ nhật vừa vẽ.
  • Tìm một tấm bìa khác để làm mái cho chuồng chó. Bạn cắt chúng thành hai hình chữ nhật bằng nhau. Sau đó lấy súng bắn keo để cố định, kết nối phần này thêm chặt chẽ.
  • Cuối cùng, bạn có thể dùng bút màu hoặc giấy màu để trang trí gisp chuồng chó đẹp mắt hơn nữa.

Ngoài ra, việc chuẩn bị một khăn ấm để lót xuống sàn cũng rất cần thiết. Bằng cách này, chó tránh hiện tượng bị lạnh. Em cún sẽ có nơi ở ấm áp, dễ chịu và thoải mái như ý dễ dàng hơn. Dòng này giúp bạn tối ưu chi phí, dễ thiết kế chuồng theo ý thích.

Loại kể trên cũng được chuộng vì tạo ra nơi ở riêng tư, thuận tiện hơn khi di chuyển chuồng. Vì thế, bạn đừng quên tham khảo và sớm thực hiện để cún cưng có không gian sống như ý.

Ngoài ra, bạn còn có thể thiết kế chuồng chó thông minh với gạch, gỗ Pallet, bằng tre. Hãy kết nối với Beatpet để có thêm các thông tin chi tiết hơn nữa.

Thiết kế chuồng trại nuôi chó cần tính toán điều gì?

Trường hợp bạn cần thiết kế chuồng trại nuôi chó, nên chú ý tới quy mô của chuồng. Việc hoạch định rõ tài chính, mục đích,.. cũng rất quan trọng.

cách làm chuồng chó 4
Đối với chuồng trại quy mô lớn, bạn cần tính toán kỹ để đảm bảo không gian thoáng, khô ráo, sạch sẽ

Chuẩn bị

Trước khi thiết kế chuồng trại nuôi chó, bạn đừng quên chuẩn bị kỹ về những vấn đề sau:

  • Kiến thức về giống chó: Thực tế mỗi giống chó có một đặc trưng riêng. Bạn nên chú ý tìm hiểu kỹ để biết khi nào em ấy rụng lông, rụng nhiều hay ít, sinh trưởng ra sao, cân nặng tiêu chuẩn thế nào. Đây là những thông tin nền quan trọng 
  • Kiến thức về môi trường sống hiện tại của cún: Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Nếu bạn có ý định mua cún ngoại đừng quên tìm hiểu sâu hơn. Nhờ đó, chúng ta biết em ấy thực sự hợp với môi trường mới hay không. Hoặc giải pháp nào sẽ giúp cún thích nghi với môi trường mới tốt hơn, nhanh hơn.
  • Kiến thức về đồ ăn, mỹ phẩm của cún: Đồ ăn chuẩn dinh dưỡng giúp chó có lông mượt. Cách này còn bảo vệ hệ tiêu hóa của bé, tránh tiêu chảy, rối loạn. Bạn cũng nên chú ý chọn đúng sữa tắm để loại bỏ rận/bọ chét và giúp lông dài mượt, tránh mùi hôi cơ thể cho cún.
  • Kiến thức về các bệnh thường gặp: Một số em cún có thể bị bệnh vặt mỗi khi giao mùa, nhất là khi bé ấy chưa có sức đề kháng tốt. Do vậy, bạn cũng nên nắm rõ các bệnh thường gặp để sớm nhận ra dấu hiệu và có cách khắc phục.

Chuẩn bị kỹ lưỡng giúp bạn như chuyên gia trong lĩnh vực này và sớm nuôi chó thành công với chuồng trại thông minh, thoáng sạch đúng ý.

Kế hoạch

Bạn hãy sớm có kế hoạch cụ thể cho từng phần việc. Một số gợi ý hay sau đây sẽ giúp chúng ta nhiều hơn:

  • Loại chó muốn nuôi: Hãy xác định giống chó nào kinh tế, hợp với điều kiện thời tiết, môi trường bạn đang sống. Cách này giúp các bé sinh trưởng và phát triển tốt, tránh bệnh vặt, ốm.
    • Dự kiến chi phí: Bạn dự định sẽ bỏ ra số vốn bao nhiêu cho trường hợp này? Trung bình cần tối thiểu 50tr để bắt đầu thiết kế chuồng chó thông minh và nhập giống. 
    • Nếu tài chính dư dả, bạn có thể tăng quy mô đàn. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu bước vào lĩnh vực này, hãy tối ưu để trường hợp “xôi hỏng”, bạn vẫn có cơ hội làm lại.
  • Số lượng cún trong đàn: Bạn nên nuôi từ 7- 15 bé/lần để tiện công chăm sóc. Trường hợp chúng ta có chuồng lớn hơn, tài chính vững hơn có thể phát triển thêm.
  • Diện tích và quy mô chuồng: Đối với mục đích kinh doanh, xây chuồng chó với diện tích lớn sẽ mang về nhiều lợi nhuận. Bạn nên đảm bảo mỗi bé có một khoảng không gian thông thoáng, dễ chịu để phát triển tốt hơn.

Song song với đó, xác định ngày khởi công hợp với chủ cũng rất quan trọng. Cách này giúp bạn có khởi đầu thuận lợi hơn nữa thật dễ dàng.

Kích thước chuồng nuôi

Khi chăm nuôi chó cảnh ở quy mô lớn, bạn nên tính toán tới không gian thoáng sạch. Chuồng cần đảm bảo thoát nước tốt, tránh ẩm ướt. Bằng cách này, chúng ta kiểm soát chặt chẽ nguy cơ mầm bệnh, vi khuẩn phát triển.

Nhờ thế, vật nuôi có được môi trường sống dễ chịu. Điều kể trên tránh hiện tượng stress, căng thẳng làm chó suy giảm sức đề kháng. Ngoài ra, thú cưng còn ăn ngon, nhanh lớn, sớm mang lại thu nhập như ý.

Ngoài các chia sẻ kể trên, nếu cần tư vấn thêm về cách làm chuồng chó, hãy kết nối với Beatpet bạn nhé! 

Tham khảo:  Kích thước chuồng chó tiêu chuẩn 10kg, 20kg, 30kg, 40kg, 50kg 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay !