Bệnh ký sinh trùng máu ở chó cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cho cún cưng. Bệnh biểu hiện qua việc bị sốt, cơ thể suy yếu, vàng da và nướu bị nhạt màu,…
Vậy để nắm rõ hơn về những dấu hiệu này và cách phòng ngừa bạn hãy cùng Beatpet khám phá qua nội dung bài viết bên dưới.
Nguyên nhân của bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó
Hiện nay có nhiều loại ký sinh trùng trong đường máu ở chó. Thế nhưng một số loài thường gặp như ký sinh trùng máu Anaplasma ở chó, Babesia, Ehrlichia Canis, Trypanosoma. Dưới đây là nguyên nhân xuất hiện bệnh này ở cún:
- Pet bị bị ve cắn: Chó bị bệnh ký sinh trùng ở máu do bọ vé chứa ký sinh trùng Babesia. Sau khi xâm nhập vào cơ thể cún chúng sẽ phát triển nhanh chóng, lan dần vào hệ tuần hoàn máu, cơ quan trong cơ thể.
- Cún được truyền máu không rõ nguồn gốc: Nếu Pet nhận máu từ những chú chó khác cần được xét nghiệm, kiểm tra kỹ càng. Nếu trong máu có ký sinh trùng máu cún sẽ bị nhiễm bệnh ngay. Tốc độ phát triển của bệnh nhanh hơn do ký sinh trùng đã tồn tại trong máu.
- Pet bị cắn bởi chó nhiễm bệnh: Những con cún bị nhiễm trùng máu có thể chứa ký sinh trùng, Quá trình sinh hoạt, cún vui đùa cùng nhau có thể khiến Pet bị tổn thương. Qua vết thương này ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể của cún.
- Chó có tiền sử nhiễm bệnh ký sinh trùng máu: Nếu Pet bị nhiễm bệnh một lần nhưng không điều trị triệt để. Điều này dẫn đến những ấu trùng còn sót của ký sinh trùng trong máu chó. Thời điểm thích hợp ký sinh trùng phát tán khắp cơ thể cún.
Đây đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh ký sinh trùng máu ở chó. Bệnh nhiễm trùng các tế bào hồng cầu gây mất khả năng vận chuyển oxy do các loại ký sinh trùng sống trong máu gây ra.
Dấu hiệu chó bị bệnh ký sinh trùng ở máu
Bệnh ký sinh trùng máu ở chó khả năng phục hồi thấp, tỷ lệ tử vong cao. Dưới đây là dấu hiệu chó bị ký sinh trùng máu:
Dấu hiệu | Chi tiết |
✔️ Bệnh ký sinh trùng máu ở chó khiến cún bị sốt |
Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể của chó chúng sẽ phát tán khắp cơ thể. Bệnh này phát ra các triệu chứng đầu tiên là thân nhiệt tăng, sốt cao.
Cơ thể của Pet không có sức đề kháng giúp cơ thể điều tiết kháng thể. Đây là triệu chứng phổ biến nên chủ thường không biết cún bị bệnh gì. |
✔️ Bỏ ăn và cơ thể suy yếu |
Ký sinh trùng khiến chức năng của các cơ quan trong cơ thể chó bị ảnh hưởng. Hệ tiêu hóa của cún ảnh hưởng nhiều, không hoạt động bình thường.
Pet không muốn tiếp nhận thức ăn hoặc ăn cảm thấy không ngon miệng. |
✔️ Vàng da và nướu bị nhạt màu |
Máu chứa ký sinh trùng nên hoạt động tuần hoàn máu không được lưu thông như trước. Một số cơ quan trong cơ thể cún không vận chuyển máu đầy đủ.
Điều này khiến chó có hiện tượng dàng da, màu nhợt nhạt. Nướu của Pet bọ nhạt màu do tác động của vi khuẩn Babesiosis. |
✔️ Nước tiểu màu vàng |
Ký sinh trùng ở máu sinh sôi trong thận khiến hoạt động bài tiết bị ảnh hưởng. Lượng Amoniac không lọc sạch nhưng thoát ra ngoài khiến nước tiểu có màu vàng. |
Điều trị ký sinh trùng máu ở chó bao lâu là khỏi?
Điều trị ký sinh trùng máu ở chó bao lâu – Tùy vào sức đề kháng của cún cưng sẽ diễn ra nhanh hay chậm. Nếu có phương pháp điều trị tốt và sức đề kháng của Pet chỉ sau khoảng 1 tháng đã khỏe mạnh trở lại.
Xem thêm: Top 5+ Thuốc trị ký sinh trùng máu cho chó tốt nhất hiện nay
Bệnh ký sinh trùng máu ở chó không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Vì vậy chúng ta chỉ điều trị cho cún cưng khỏi về mặt triệu chứng, việc loại bỏ mầm bệnh ra khỏi có thể là rất khó.
Cách chăm sóc chó trong và sau khi điều trị bệnh ký sinh trùng
Sau quá trình điều trị cún cưng vẫn còn ký sinh trùng trong máu. Có thể bệnh sẽ phát lại trong tình trạng nào như căng thẳng, hệ miễn dịch kém.
Do đó Pet cần nghỉ ngơi với không gian yên tĩnh, chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý theo khuyến cáo bác sĩ. Điều quan trọng là để cún cách ly khỏi nguy cơ lây nhiễm với ve, rận, bọ chét. Lúc này cơ thể của chó chưa phục hồi hoàn toàn nên dễ bị tái nhiễm.
Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng máu ở chó là gì?
Những triệu chứng nhiễm ký sinh trùng máu ở chó thường biểu hiện qua:
- Chảy máu mũi: Biểu hiện chó bị bệnh ký sinh trùng máu nặng.
- Xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, lờ đờ nhìn thiếu sức sống. Cún thở gấp hơn, ngủ nhiều hơn do thiếu lượng oxy trong máu.
- Việc thiếu oxy khiến các khu vực niêm mạc mỏng nhợt nhạt hơn. Khi ấn vào không có tính đàn hồi và máu bị tích tụ lại ở chỗ ấn.
- Những cơn sốt cao bất thường và nước tiểu đục vàng ở chó.
- Pet có dấu hiệu bỏ ăn, ăn ít, cân nặng tụt nhanh chóng.
Pet nhà bạn không may mắc bệnh ký sinh trùng máu ở chó sẽ gặp phải những triệu chứng này. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cún.
Cách phòng ngừa bệnh ký sinh trùng đường máu cho chó
Ve, bọ chét là vật chủ gây lây nhiễm khiến chó bị nhiễm ký sinh trùng. Cho nên việc phòng ngừa ve và bọ chét là điều cần thiết.
- Nơi ở của chó cần bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, ddaay cũng là nơi tiềm ẩn nhiều ve rận, bọ chét và muỗi. Vì vậy bạn hãy chú ý đến nơi ở của chó cần sạch sẽ, thoáng đã để cún có sức khỏe tốt.
- Trường hợp Pet bị nhiễm ký sinh trùng ở máu nhưng tiếp xúc với con vật khác. Lúc này bạn cần đưa cún đi khám ngay lập tức, bệnh có khả năng phát triển và lây lan nhanh hơn.
- Tiêm vắc xin đầy đủ theo định kỳ giúp sức khỏe của cún bảo vệ tốt hơn. Tránh cho Pet ăn quá mặn sẽ khiến chó bị ve rận.
Trên đây là một số thông tin về dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ký sinh trùng máu ở chó. Mong rằng với những chia sẻ này giúp ích đến bạn để phòng tránh bệnh cho cún nhà mình.