Chó con nôn ra giun có thể do nhiễm giun khi ăn uống, sinh hoạt hoặc bú mẹ. Chó nhiễm giun sán, giun đũa sẽ ảnh hưởng tới nội tạng, mắt rồi tới não, gan cùng phổi.

Vậy tại sao chó con bị nôn ra giun sán, đũa? Để tránh nhiễm giun bạn cần làm gì? Hãy cùng Beatpet đọc bài viết để có câu trả lời thích đáng cho hiện tượng này bạn nhé! 

Triệu chứng khi chó con nôn ra giun

Chó nôn ra giun là hiện tượng thường thấy khi nuôi Pet. Nhưng nhiều người khi nuôi chó đến nay vẫn chưa biết được dấu hiệu của hiện tượng này.

chó con nôn ra giun 0
Dấu hiệu cho thấy chó của bạn đang nhiễm giun như lười ăn, sụt cân,…

Xem thêm: Chó bị nôn: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Việc nắm rõ triệu chứng này đặc biệt quan trọng bởi nhiều cún con khi nhiễm bệnh qua nhau thai có thể bị viêm phổi, nặng hơn là tử vong.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy chó con của bạn đang nhiễm giun:

  • Pet lười ăn, nôn mửa liên tục hay có hiện tượng buồn nôn.
  • Cân nặng thay đổi như sụt cân.
  • Cơ thể trở nên còi cọc.
  • Nếu để lâu ngày dễ bị tắc nghẽn đường tiêu hoá dẫn tới tử vong.
  • Đi ngoài ra phân màu đen.
  • Có máu chảy ở âm đạo của chó

Nếu em chó nhà bạn có những dấu hiệu kể trên, thì gần như đang nhiễm giun và sẽ gặp tình trạng nôn ra giun.

Vì sao chó con nôn ra giun?

Vì sao chó con nôn ra giun? Đây là hiện tượng bình thường. Theo lời giải thích của bác sĩ thú y, chuyên gia: Dạ dày là nơi ký sinh trùng cư trú, phát triển, đặc biệt là giun. Chó con thường nhiễm giun do lây nhiễm khi ăn uống, sinh hoạt.

Khi nhiễm giun, thường 2 – 3 tháng cún con mới nôn ra giun kể cả khi không tiếp xúc với vật trung gian nào. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này chính là do phân hoặc bú.

Cách chữa trị khi chó con nôn ra giun

Nếu bạn thấy cún yêu của mình nôn ra giun, đừng vội hoảng hốt, hãy bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn sau

chó con nôn ra giun 2
Nếu bạn thấy cún con của mình nôn ra giun hãy đưa đến bệnh viện thú y uy tín gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân và kê thuốc điều trị
Cách điều trị Chi tiết

✔️  Xét nghiệm phân

Ngay khi phát hiện dấu hiệu kể trên, sen nên đưa cho của mình đến phòng khám thú y uy tín gần nhất để được bác sĩ thú y chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và kê thuốc điều trị.

Các bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán, xác định cún con của bạn bị nhiễm giun sán hay đũa… và đưa ra cách điều trị hiệu quả sau khi xét nghiệm phân.

✔️  Dùng thuốc

Tùy từng bệnh trạng của cún con, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc để điều trị hiệu quả nhất. 

✔️  Tẩy giun định kỳ

Khi nuôi cún bạn cần chú ý tẩy giun định kỳ. Thời điểm tẩy giun lý tưởng cho là khi được từ 2 – 3 tuần tuổi. Hệ miễn dịch của Pet lúc này còn yếu vì thế rất dễ bị ốm.

Các tuần 4 – 6 – 8 bạn có thể tiếp tục tiến hành tẩy giun cho cún yêu của mình. Tới khi Pet trên 1 tuổi thì bạn tẩy giun mỗi năm 1 lần. Để tẩy giun bạn có thể áp dụng cách sau:

  • Trộn thuốc đều với đồ ăn: Đây là cách đơn giản nhất bạn có thể tẩy giun cho chó con. Sen nên trộn đều thuốc giun với đồ ăn như cá hay thịt… Đối với chú chó không không thể lừa được bằng cách này chúng ta hãy áp dụng cách khác.
  • Cho chó ăn thuốc giun trực tiếp: Nếu cun con ngoan sen có thể cho uống thuốc trực tiếp. Bạn cần giữ chặt miệng của cún rồi đặt thuốc, cho uống nước là xong.

Lưu ý: Không được tự ý cho cún con dùng thuốc giun khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ.

Pet nôn ra giun nguy hiểm không?

Các bác sĩ thú y lý giải, chó con khi ăn phải trứng giun sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới nội tạng, mắt rồi dịch chuyển tới gan, não, phổi.

chó con nôn ra giun 4
Chó con khi ăn phải trứng giun sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới nội tạng, mắt rồi dịch chuyển tới gan, não, phổi

Triệu chứng phát bệnh lại khó có thể nắm bắt khi thời gian phát tác kéo dài nhiều tháng khiến tình trạng chó con nôn ra giun trở nên nguy hiểm hơn.

Chó con nôn ra giun do ấu trùng di chuyển có thể gây tình trạng tăng bạch cầu, viêm khiến gan to, cún sẽ bị đau, ho triền miên.

Trong số đó, chó mặt xệ là loại dễ nhiễm ấu trùng giun nhất. Vì vậy các sen nên tìm cách phòng tránh sớm.

Biện pháp phòng tránh trường hợp chó con nôn ra giun

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đây là quan niệm của cha ông ta, luôn có giá trị trong mọi trường hợp dù là người hay thú cưng.

Để tránh hiện tượng chó con nôn ra giun bạn nên áp dụng cách phòng tránh sau:

  • Sen nên hạn chế cho cún con tiếp xúc gần khu vực có vật chủ trung gian để làm giảm khả năng nhiễm giun.
  • Thường xuyên giữ cho nơi ở sạch sẽ, thoải mái, thoáng đãng.
  • Cho cún con ăn chín, uống sôi, đảm bảo đồ ăn vệ sinh cũng là việc các sen cần quan tâm.
  • Khi nuôi chó bạn cũng thường xuyên diệt chuột, côn trùng. Cách này giúp chúng ta loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh cho Pet từ sinh vật có khả năng truyền bệnh cao.
  • Chó ăn xong còn thừa đồ ăn bạn nên dọn dẹp và rửa bát/ đĩa sạch sẽ. Đây là một trong những lây nhiễm giun cao.

Trên đây là thông tin chi tiết về dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị, phòng tránh chó con nôn ra giun. Beatpet hy vọng qua đó sen sẽ có thêm kiến thức bổ ích cho hành trình phát triển của Pet.

 

Xem thêm: Chó nôn ra bọt trắng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

 

Xem thêm: Chó nôn ra dịch màu xanh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay !