Chó con nên ăn gì để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non nớt? Những thực phẩm nào mới giúp cún yêu thêm khỏe mạnh, sớm có lông óng mượt?

Beatpet sẽ không để bạn đợi lâu thêm nữa. Hãy cùng đọc ngay để biết cách cho chó con ăn đúng chuẩn. Nhờ thế, chúng ta còn tránh những sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng tới bộ răng còn yếu, đường ruột dễ phản ứng của cún nhỏ.

Chó con nên ăn gì?

Chó con nên ăn gì còn phụ thuộc vào từng giai đoạn. Bạn nên tham khảo các thông tin sau để sớm biết bổ sung thực phẩm nào mới tốt cho cún yêu.

Cụ thể bao gồm:

Độ tuổi Chi tiết

✅      Chó con từ 8- 16 tuần tuổi

  • Chó con từ 8- 16 tuần tuổi nên ăn thịt heo, thịt bò, cá, trứng, cà rốt, bí đỏ.
  • Các thực phẩm kể trên có đủ chất Xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể của cún.
  • Bằng cách này, em ấy còn nhanh chóng tăng trưởng chiều cao và cân nặng đạt chuẩn.
  • Lúc này, bạn nên chia nhỏ các bữa và ăn thành nhiều lần trong ngày. Bằng cách này, chó con tránh hiện tượng ăn quá no gây khó chịu, đầy bụng và nôn ói.

✅      Chó con từ 16- 24 tuần tuổi

  • Giai đoạn này chó cần nhiều Protein để có đủ năng lượng cho hoạt động thể chất và học hỏi điều mới.
  • Ngoài ra, răng của cún vẫn chưa thật sự khỏe. Vì thế, bạn nên chú ý chặt thật nhỏ xương để tránh ảnh hưởng tới bộ nhá.
  • Song song với đó, việc bổ sung rau xanh và chất Xơ cũng rất cần thiết. Nhờ thế, bé tránh hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và có hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. 

✅      Chó con từ 6 tháng tuổi trở lên

  • Từ 6 tháng tuổi trở lên, bạn nên cho cún ăn thêm thức ăn hạt, Dòng này giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian chuẩn bị.
  • Song song với đó, chúng ta còn thêm hài lòng  vì thức ăn đủ dưỡng chất giúp cún tránh hiện tượng ốm yếu.
  • Nhờ thế, lông của bé óng và mượt, tránh hiện tượng rụng lông. Đồng thời, bạn cũng giúp chó tránh xa nhiều bệnh vặt khác.

Xem thêm: Chó con 1 tháng tuổi ăn gì? Thức ăn nào có lợi cho thú cưng?

 

Xem thêm: Chó con 2 tháng tuổi ăn gì? Hướng dẫn cách chăm sóc đúng chuẩn

Cho chó con ăn gì là tốt nhất?

Vậy cho chó con ăn gì là tốt nhất? Thực tế, hệ tiêu hóa của cún nhỏ còn khá non nớt. Do vậy, những thức ăn lành, có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ tốt hơn cả.

chó con nên ăn gì 1
Chó con nên ăn cháo loãng, thịt cá xay nhuyễn

Bạn nên cho bé ăn cơm mềm hoặc cháo loãng. Bằng cách này, bộ xương của cún tránh hiện tượng bị ê nhức. Song song với đó, chúng ta cũng nên xay nhuyễn thịt lợn, cá, tôm, thịt bò để chó ăn đủ chất.

Những thực phẩm kể trên có nhiều vitamin, khoáng chất, các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Các thành phần này tham gia mạnh mẽ vào quá trình trao đổi chất. Nhờ thế, bé có đủ dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao và cân nặng đúng chuẩn.

Song song với đó, bạn có thể bổ sung thêm sữa bột dành cho chó con. Dòng này có đủ dinh dưỡng, dễ dùng nên giúp bé bảo vệ đường ruột tốt hơn.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên test thử để tránh hệ tiêu hóa của bé không đáp ứng. Điều này có thể gây nên hiện tượng tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu ở cún nhỏ.

Việc làm thức ăn khô từ thịt lợn, thịt bò, cá, tôm,… kết hợp các loại rau củ cũng rất cần thiết. Vì thế, bạn đợi gì không sớm tìm hiểu xem thực đơn nào hợp với cún yêu của mình?

Chó con ăn không tiêu do đâu?

Một số người lo lắng vì cún con thường xuyên có dấu hiệu đầy bụng. Vậy chó con ăn không tiêu do vấn đề nào gây nên?

chó con nên ăn gì 3
Chó không tiêu có thể do rối loạn tiêu hóa

Một số nguyên nhân sau đây khá phổ biến, bạn nên tìm hiểu để xác định chuẩn nhằm có hướng điều trị thông minh:

  • Do thức ăn ôi thiu: Thức ăn ôi thiu tiềm ẩn vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân khiến chó con không tiêu được và gây ra cảm giác khó chịu.
  • Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều không chỉ khiến cún yêu có cảm giác khó chịu, khó thở. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khó tiêu ở Pet cưng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa làm chức năng của đường ruột không ổn định. Thức ăn khó tiêu, cơ thể cún không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Nếu trường hợp này kéo dài, bé sẽ ngày càng ốm yếu và khó có bộ lông mượt đẹp như ý.
  • Có vấn đề tại dạ dày: Dạ dày chó bị viêm loét cũng là nguyên nhân làm chó ăn không tiêu. Nếu bạn thấy cún còn nôn ra jajat xanh vàng thì nên đưa cún đi khám sớm. Ngoài ra, sự có mặt của các loại vi khuẩn, vi rút Parvo, Care,… cũng làm niêm mạc dạ dày của chó bị tổn thương.

Biết cách cho chó con ăn sẽ bảo vệ hệ tiêu hóa của cún hiệu quả hơn. Bạn cũng tránh hiện tượng chó bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu như kể trên. Vì thế, hãy cùng đến với chia sẻ sau để có thêm kiến thức hay hơn nữa.

Chó con bị ốm không chịu ăn phải làm sao?

Khá nhiều người còn nóng lòng muốn biết chó con bị ốm không chịu ăn phải làm sao? Nếu bạn cũng là một trong số đó thì nên đọc ngay những gợi ý sau,. Bằng cách này, chúng ta còn tránh tình trạng thêm trầm trọng.

Cụ thể bao gồm:

Xác định nguyên nhân chó bỏ ăn

Dễ nhận thấy, chó bỏ ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì lẽ đó, bạn nên cân nhắc để tìm ra lý do chính xác cho hiện tượng kể trên. Qua đây, chúng ta mới có cách khắc phục và điều trị đúng chuẩn.

chó con nên ăn gì 4
Chó bỏ ăn vì viêm loét dạ dày hoặc bị giun sán

Có thể thấy, chó con bỏ ăn thường xuất phát từ các lý do sau:

  • Chó bị giun sán, đau bụng.
  • Thức ăn ôi thiu, có mầm bệnh và nấm mốc nên gây rối loạn tiêu hóa.
  • Thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng cao làm chó cảm thấy mệt mỏi.
  • Chó nhiễm các loại vi khuẩn vi rút Parvo, Care,… gây hại cho hệ tiêu hóa, làm hỏng niêm mạc.

Sau khi xác định rõ nguyên nhân của hiện tượng chó bỏ ăn, bạn hãy tìm cách khắc phục hiệu quả. Nếu cần thêm các tư vấn chuyên sâu, hãy kết nối với Beatpet sau bài viết này để gặp được chuyên gia có kinh nghiệm bạn nhé! 

Thay đổi thức ăn

Chó bỏ ăn cũng có thể do thức ăn không ngon, có mùi ẩm mốc. Vì lẽ đó, bạn cũng nên thay đổi khẩu phần cho bé.

Bạn cũng đừng quên dọn dẹp nơi ở của chó thông thoáng và sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây hại. Cách này còn giúp tâm trạng của cún yêu thêm thoải mái và ăn ngon miệng hơn.

Đến gặp bác sĩ thú y

Nếu bạn đã xử trí nhưng không thấy tình trạng cải thiện, hãy đến bác sĩ thú y sớm. Kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong ngành của chuyên gia sẽ giúp chúng ta biết cách khắc phục triệt để.

chó con nên ăn gì 5
Bạn nên đến bác sĩ thú y nếu chó bỏ ăn trong thời gian dài

Bằng cách này, chúng ta cũng tránh được không ít hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạnh của chó.

Không nên cho chó con ăn gì?

Bạn cũng nên tham khảo để biết không nên cho chó con ăn gì. Bằng cách này, chúng ta còn tránh dung nạp những thực phẩm gây hại cho cún. Một số dòng sau đây có thể gây nên tình trạng chó bị đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa:

chó con nên ăn gì 6
Không nên cho chó con ăn nho vì hại thận
  • Kẹo ngọt và cà phê sẽ làm chó dễ bị nôn ói, đau bụng, thậm chí là co giật và hôn mê.
  • Bạn không nên cho chó ăn nho khô và tươi. Dòng này có chất gây hại làm suy thận cún yêu và ảnh hưởng lớn tới tính mạng của chúng.
  • Các món chứa tỏi, hành tây cũng dễ gây rối loạn tiêu hóa. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc để tránh ảnh hưởng xấu tới thú cưng.
  • Ngoài ra, bạn nên tránh dùng thịt nướng, thịt hun khói, khoai tây chiên, thức ăn mặn,… vì ảnh hưởng tới gan và thận của bé.

Mong rằng cac chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hay để biết chó con nên ăn gì và loại bỏ gì. Hãy đồng hành với Beatpet để có thêm các kiến thức hay hơn nữa.

Cách nuôi chó con mới mở mắt

Beatpet xin chia sẻ thêm cách nuôi chó con mới mở mắt để tránh ảnh hưởng xấu tới bé. Lúc này, cún nên bú mẹ hoàn toàn để không đối mặt với hiện tượng đau bụng, đầy hơi, nôn mửa.

chó con nên ăn gì 7
Chó con mới mở mắt nên ăn cháo loãng hoặc sữa bột dành riêng cho từng độ tuổi

Song song với đó, trường hợp cún mới mở mắt mất mẹ, bạn nên bổ sung thêm sữa bột dành cho chó. Cách này giúp bé có đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng cân nặng, chiều cao như ý.

Đồng thời, bạn có thể cho bé ăn cháo loãng. Chúng ta nên xay nhuyễn thịt, cá, tôm,… để bé ăn đủ chất. Song song với đó, bạn nhớ chia nhỏ 4-5 bữa/ngày để bé ăn ngon miệng  và đủ chất.

Hãy đến với Beat Pet để biết chính xác chó con nên ăn gì và có cách chăm sóc cún yêu thông minh bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay !