Chó bị sổ mũi phải làm sao? Để điều trị căn bệnh này trước hết bạn cần phải giữ ấm cho chó và tránh cho chúng tiếp xúc với gió, nhất là nguồn gió lạnh.

Sau đó xác định rõ nguyên nhân khiến chó bị sổ mũi rồi áp dụng cách điều trị Beatpet chia sẻ trong bài viết này.

Chó bị sổ mũi phải làm sao?

Chó bị sổ mũi bỏ ăn là căn bệnh khá phổ biến. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta lơ là việc điều trị cho cún.

Sổ mũi sẽ khiến cho cơ thể của chúng khó chịu, mệt mỏi và chán ăn. Thậm chí sức khỏe của chó sẽ suy giảm bởi những vi khuẩn gây bệnh.

Vậy chó con bị sổ mũi phải làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị ngay nhé:

Nguyên nhân chó bị sổ mũi

Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thời tiết thay đổi, môi trường sống hay dị ứng hoặc mắc bệnh liên quan tới hô hấp. Cụ thể:

chó bị sổ mũi phải làm sao 1
Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thời tiết thay đổi, môi trường sống hay dị ứng hoặc mắc bệnh liên quan tới hô hấp
Nguyên nhân Chi tiết

️  Thời tiết thay đổi

Cũng như chúng ta khi thời tiết thay đổi thường hay bị sổ mũi, cảm lạnh, đau đầu. 

Ở chó cũng vậy, nếu khí hậu đột ngột từ mưa sang nắng hay nóng sang lạnh sẽ khiến cho sức đề kháng của Pet trở nên yếu đi và dễ bị sổ mũi, cảm lạnh.

️  Môi trường sống

Với chú cún con mới được nhận nuôi hay chuyển nơi ở thường cần có thời gian để có thể thích nghi được môi trường sống mới.

Thường khi đến môi trường lạ chó sẽ dễ bị sổ mũi. Bên cạnh đó môi trường sống đang bị ô nhiễm cũng là một trong nguyên nhân khiến cho chó bị hắt xì sổ mũi.

️  Dị ứng hoặc vật lạ xâm nhập

Ngoài ra, chó bị dị ứng với mùi lạ, phấn hoa hay hút quá nhiều bụi hoặc côn trùng, vật lạ sẽ ảnh hưởng tới thành mũi ở bên trong.

Để chống lại những dị vật xâm nhập đó cơ thể của chó sẽ chống lại bằng cách chảy nước mũi.

️  Bệnh liên quan tới hô hấp

Khi chó vào giai đoạn từ 9 – 12 tháng thường dễ mắc những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp. 

Mặt khác, cún còn có thể bị nhiễm virus, viêm phế quản. Chính vì thế bạn cần theo dõi sát sao và chăm sóng chúng trong thời gian nhạy cảm này.

 

Biểu hiện khi Pet bị sổ mũi

Chó bị sổ mũi phải làm sao? Khi chó có dấu hiệu sổ mũi bạn nên nhanh chóng nhận biết và điều trị kịp thời để tránh làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết cún bị sổ mũi như:

    • Chảy nước mũi liên tục.
    • Mũi của chó lúc nào cũng ướt.
    • Khi bắt đầu bị bệnh Pet sẽ cảm thấy khó chịu và lười ăn.
    • Hai bên lỗ mũi có rỉ bám.
    • Xuất hiện ở màng bên trên mũi.
    • Pet bị ngứa mũi: Chó thích dụi mũi vào những đồ vật trong gia đình, đồng thời trong hơi thở có tiếng sụt sịt.
    • Khi bệnh trở nặng chó sẽ bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên.
  • Tuy nhiên nếu chó bị sổ mũi xanh hoặc trắng kèm hắt xì hơi liên tục cho thấy chúng đang bị viêm phổi hoặc có vấn đề về hô hấp.

Nếu thấy chó nhà bạn xuất hiện các dấu hiệu này nên đưa đi phòng khám thú y để biết mức độ bệnh và có cách điều trị thích hợp.

Chó bị sổ mũi phải làm sao?

Chó bị sổ mũi phải làm sao? Để điều trị bệnh sổ mũi ở chó hiệu quả trước hết bạn cần phải giữ ấm cho chúng, tránh để cún tiếp xúc gió, đặc biệt là gió lạnh.

Tuyệt đối không nên đưa pet đền những nơi có không khí bị ô nhiễm, ẩm thấp hoặc nhiều bụi. Bởi điều này chỉ khiến tình trạng của chúng tồi tệ hơn.

Khi chó bị viêm mũi bạn nên pha nước ấm với chút muối. Sau đó lấy khăn ấm nhúng vào nước vừa mới pha, vắt ráo và lau cho Pet để diệt vi khuẩn trên cơ thể của chúng.

chó bị sổ mũi phải làm sao 2
Cách điều trị khi Pet bị viêm mũi

Tiếp đến bạn hãy dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng hay dung dịch Natri Cacbonat để nhỏ vào mũi chúng.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng Axit Boric 2% để nhỏ vào mũi của Pet 3 lần mỗi ngày. Sau đó, mỗi nhỏ khoảng 3 giọt vào mỗi bên cánh mũi nhỏ, rồi dùng Vaseline bôi mũi.

Cách điều trị cún bị chảy nước mũi do viêm phổi

Chó bị sổ mũi phải làm sao? Khi cún bị sổ mũi bạn dùng nước muối sinh lý để rửa mũi chó thường xuyên. Cụ thể mỗi tiếng rửa 1 lần, nếu những triệu chứng có dấu thuyên giảm bạn có thể giãn thời gian rửa mũi ra.

chó bị sổ mũi phải làm sao 3
Đưa cún tới cơ sở thú y uy tín gần nhất để được kịp thời điều trị, không dẫn tới biến chứng về sau nếu bệnh không thuyên giảm

Sau đó, bạn cần sử dụng Vaseline để ngăn ngừa việc chảy nước mũi rồi cho cún uống Sunfadimezin (Sunfadimezinum – ND), Penixiline (pheneximetinpenixiline) cùng với 3 cốc sữa nóng/ngày.

Trong giai đoạn này, bạn tuyệt đối không nên cho cún ăn những thức ăn sống. Hãy cho chó ăn thịt xay nấu chính hoặc thịt hầm cho tới khi khỏi hẳn.

Bởi lẽ trong giai đoạn này chó có sức đề kháng yếu, vi khuẩn bên trong đồ sống sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và gây bất lợi với sức khỏe của chúng.

Nắng buổi sáng sớm sẽ giúp cho Pet diệt vi khuẩn và tổng hợp chất hiệu quả. Vì thế bạn có thể cho chúng tắm nắng khoảng 5 phút vào mỗi sáng.

Nếu như tình trạng sổ mũi vẫn không thuyên giảm hãy đưa cún tới cơ sở thú y uy tín gần nhất để được kịp thời điều trị, không dẫn tới biến chứng về sau.

Mặt khác trong quá trình điều trị bệnh bạn nên cho chó uống thuốc đúng liều lượng cũng như quy định của bác sĩ thú ý để chúng phục hồi nhanh nhất.

Cách phòng bệnh chảy nước mũi ở Pet 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy ngay từ khi xác định nuôi chó bạn nên thực hiện những điều sau để phòng bệnh chảy nước mũi:

  • Tạo cho chó nơi ở sạch sẽ, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè.
  • Cung cấp cho chó chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để chó luôn khỏe mạnh. Đên cạnh đó bạn cũng đừng quên bảo đảm nguồn nước uống, thức ăn cho chó để đạt chất lượng nhé.
  • Bổ sung vitamin thường xuyên và cân bằng dinh dưỡng trong thức ăn để tăng sức đề kháng cho chó trước xâm nhập của những vi khuẩn gây bệnh.
  • Không tắm cho cún khi thời tiết thay đổi.
  • Kiểm tra sức khỏe cho Pet thường xuyên.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh tại những cơ sở thú y uy tín.
  • Ngoài ra nếu nuôi nhiều chó cùng lúc bạn hãy cách ly những chú cún bị bệnh để tránh việc lây lan cho cả đàn. 

Với những chia sẻ trên của Beatpet.com hẳn bạn đã biết được chó bị sổ mũi phải làm sao rồi đúng không? Chúc bạn và Pet cưng luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Chó bị chảy nước mũi: Nguyên nhân và cách chữa trị đơn giản

 

Xem thêm: Cách chữa chó bị ho khạc tại nhà hiệu quả, xem ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay !