Chó bị nổi mụn ghẻ xuất phát từ một số nguyên nhân như: Do ve rận cắn và hút máu, môi trường sống của cún không đảm bảo, lây nhiễm ký sinh trùng từ đồng loại,…
Đây là căn bệnh ngoài da khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của cún cưng. Vì thế, chủ nuôi cần có hiểu biết nhất định để đề phòng và chữa trị khi chó bị nổi mụn ghẻ đúng cách. Cùng Beatpet tìm hiểu thông tin được chia sẻ ngay sau đây để có câu trả lời bạn nhé!
Nguyên nhân khiến chó bị nổi mụn ghẻ là gì?
Chó bị ghẻ nguyên nhân có thể do ký sinh trùng như ve, rận, bọ chét, ghẻ, xà mâu gây ra. Các loài động vật này sẽ bám vào da và cắn, hút máu của cún dẫn đến vết thương trên da, làm da bị tổn thương, dị ứng, chảy nước, mưng mủ và nhiễm trùng.
Nếu môi trường sống của chó không được đảm bảo, bẩn thỉu và ẩm ướt cũng rất dễ làm cho chó nổi mụn ghẻ. Vì đây là điều kiện lý tưởng để ký sinh trùng phát triển nhanh chóng. Do đó có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho cún cưng nhà bạn.
Ngoài ra, một số trường hợp chó bị ghẻ là do lây bệnh từ các loài động vật khác xung quanh. Trong quá trình đùa nghịch, ký sinh trùng sẽ bò từ cá thể khác sang cơ thể của cún để hút máu, dẫn đến nổi mụn ghẻ.
Nếu đang nuôi cùng lúc nhiều chú chó, bạn phải cách ly và chữa trị ngay khi phát hiện một trong số đó mắc phải căn bệnh ngoài da này.
Chia sẻ cách trị mụn ghẻ cho chó hiệu quả
Chủ nuôi cần chú ý đến cún cưng nhà mình để có thể phát hiện được chó bị ghẻ và điều trị sớm. Bởi chữa trị căn bệnh này rất tốn thời gian, đòi hỏi bạn phải kiên trì và cẩn thận mới có thể chữa dứt điểm. Đồng thời ngăn ngừa ký sinh trùng, vi khuẩn quay lại khiến chó nổi mụn ghẻ. Cụ thể:
Xử lý các nốt mụn ghẻ, mủ, vết viêm da trên cơ thể cún
Đầu tiên, bạn hãy gỡ phần da khô, tế bào chết và lông ở các nốt ghẻ mủ trên cơ thể chó. Sau đó nặn sạch mủ, máu rồi lau sạch bằng nước muối sinh lý. Để thông thoáng và dễ bôi thuốc hơn, bạn hãy cạo lông ở khu vực xung quanh vị trí bị ghẻ.
Lưu ý, chỉ nên cạo hết lông chó nếu bị bệnh quá nặng, đã lan ra toàn bộ cơ thể. Chủ nuôi không nên cạo hết khi bệnh ghẻ của chó mới chỉ bị nhẹ, có thể xử lý từng nốt.
Tiếp theo, bạn bôi thuốc sát trùng lên các vết ghẻ rồi sấy thật khô để vi khuẩn không có cơ hội quay lại. Thực hiện liên tục như vậy từ 7 – 10 ngày đến khi các vết mụn ghẻ trên cơ thể cún cưng đã khô, đóng vảy.
Vệ sinh cho chó thường xuyên
Để các vết mủ mau khô hơn, bạn nên thường xuyên lau sạch cơ thể cho chó bằng nước muối sinh lý. Chú ý hãy pha loãng hoặc sử dụng các loại lá tự nhiên như lá ổi, lá khế, chè xanh,… để nấu nước tắm cho chó.
Bên cạnh đó, bạn hãy ngưng sử dụng xà phòng đang sử dụng để tắm cho chó. Hoặc chỉ dùng xà phòng đặc trị bệnh ghẻ theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Giữ khu vực chuồng ở, đệm ngủ sạch sẽ
Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý thường xuyên sát khuẩn chuồng trại, đệm ngủ của thú cưng bằng dung dịch sát trùng. Đồng thời giặt sạch chăn đệm của cún và phơi khô dưới nắng.
Các dụng cụ ăn uống, đồ chơi, dụng cụ vệ sinh cho chó cũng nên rửa thật sạch, trần qua nước sôi. Tuy nhiên, nếu cún bị ghẻ quá nặng, da lở loét chảy mủ nhiều, nhiễm trùng, bạn hãy đưa chó đến điều trị tại cơ sở thú y.
Nhận biết cách chó bị mụn ghẻ, viêm da, xà mâu như thế nào?
Chó bị nổi mụn ghẻ, chảy mủ, xà mâu là biểu hiện khi chó mắc bệnh viêm da. Căn bệnh này thường do vi khuẩn gây ra vấn đề bất thường trên da của cún. Để nhận biết, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:
Phân loại | Dấu hiệu |
✅ Trường hợp chó bị nổi mụn ghẻ nhẹ | Các nốt mụn đỏ, có mủ hoặc không có mủ thường xuất hiện ở vùng da mỏng của chó như: Bụng, bẹn, nách, gốc tai,… Khiến cún cưng luôn khó chịu, ngứa ngáy và phải răng cắn, gặm vào chỗ ngứa. |
✅ Chó bị ghẻ ở mức độ nặng | Khi chó bị ghẻ khô sẽ xuất hiện các vảy gàu làm rụng lông trên mí mắt, trán hay ở chân. Điều này làm cún bị ngứa nên thường xuyên đưa chân lên gãi.
Trường hợp chó bị ghẻ mủ, trên da lúc này sẽ có nốt mủ sưng, bên trong chứa mủ sánh vàng. Các mụn ghẻ mủ này sẽ gây ngứa, khiến chó gãi, cắn nhiều dẫn đến nốt mủ lở, dịch viêm tràn ra bết lại thành vảy khô dày, cứng. Cơ thể cún cưng phần lớn sẽ mọc đầy mụn ghẻ mủ, dễ vỡ, lông rụng từng mảng và có mùi hôi tanh. |
Mách bạn cách phòng ngừa chó bị nổi mụn ghẻ đúng chuẩn
Để phòng tránh bệnh ghẻ cho cún, bạn phải luôn giữ cho chó trong môi trường sống sạch sẽ, không bị ẩm mốc. Mục đích nhằm tránh ve rận, bọ chét, ghẻ, ký sinh trùng phát sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.
Trước khi làm chuồng trại cho thú nuôi, bạn hãy phun khử khuẩn trước vài ngày. Đồng thời làm sạch cả những vật dụng cho ăn.
Vệ sinh, tắm rửa cún thường xuyên bằng các loại xà bông dành riêng cho chó. Sau đó sấy khô lông, tránh để lông ẩm ướt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hình thành.
Bên cạnh đó, chủ nuôi cần hạn chế tối đa để chó tiếp xúc với các loài động vật khác đang mắc bệnh ghẻ. Đặc biệt, để không xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo, bạn hãy tiến hành cách ly chú chó bị ghẻ trong đàn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ nguyên nhân và cách chữa trị chó bị nổi mụn ghẻ. Đừng quên theo dõi Beatpet ngay bây giờ để được khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích khác bạn nhé!
Xem thêm: 5+ các bệnh về da của chó thường gặp và cách điều trị
Xem thêm: Cách trị nấm cho chó Poodle đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Xem thêm: Nguyên nhân làm chó bị nổi mẩn đỏ và cách điều trị
Xem thêm: Chó bị ngứa gãi liên tục: Nguyên nhân và biện pháp điều trị
Xem thêm: Chó bị loét da chảy mủ là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Xem thêm: Chó bị nổi mụn ghẻ: Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị
Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị chó bị nổi mụn mủ hiệu quả